Văn hóa gạo Nhật Bản và cách phân biệt các loại gạo Nhật Bản

 

Nhật Bản từ lâu đã nổi tiếng trên toàn thế giới với các tiêu chuẩn canh tác nông nghiệp tỉ mỉ, khắt khe của mình. Gạo Nhật Bản là một loại gạo đặc biệt thơm ngon, mềm dẻo. Bài viết này, Kosei sẽ giải thích cho bạn tổng quan về văn hóa lúa gạo, các loại gạo Nhật Bản và các món ăn làm từ gạo Nhật Bản. 

Tìm hiểu văn hóa gạo Nhật Bản

Văn hóa gạo đã du nhập vào Nhật Bản từ cách đây khoảng 3.000 năm. Ban đầu, văn hóa này xuất phát từ các nước Châu Á, rồi được cư dân vùng Kyushu (nằm ở phía Nam Nhật Bản) phát triển. Dựa điều kiện tự nhiên thuận lợi cũng như đất trồng màu mỡ, và thời gian thu hoạch ổn định, lại có thể lưu trữ lâu dài, văn hóa lúa gạo dần dần lan rộng khắp các hòn đảo lớn ở Nhật Bản.

gạo nhật bản, các loại bánh gạo nhật bản, các loại gạo ở nhật bản, các loại gạo của nhật bản

Do Nhật Bản là quốc gia có đủ 4 mùa xuân - hạ - thu - đông, nên người dân ở đây sẽ gieo mạ vào mùa xuân, chăm sóc cây lúa trong suốt mùa hè, và thu hoạch lúa vào mùa thu. Quy trình sản xuất gạo này rất phổ biến và phù hợp với đời sống của nhiều người dân Nhật Bản. Rất nhiều lễ hội cảm tạ mùa màng bội thu, các hình thức cầu chúc cho một vụ mùa thuận lợi đã ra đời. Bên cạnh đó, tập tục ăn bánh mochi vào năm mới xuất phát từ lòng biết ơn lúa gạo sâu sắc của người Nhật Bản. 

Nền tảng của một xã hội đặt việc trồng lúa làm trọng tâm đã được hình thành, và dân số Nhật Bản cũng ngày càng tăng lên nhờ vào lượng dinh dưỡng dồi dào có trong hạt gạo. Không chỉ thế, hạt gạo còn từng được sử dụng như một loại tô thuế thường kỳ (Nengu) để nộp cho Mạc phủ, các lãnh chúa, và nắm giữ vai trò chính yếu trong nền kinh tế của xứ Phù Tang.

Các loại gạo Nhật Bản mà bạn nên biết

Gạo trắng (hakumaiー白米)

Loại gạo thông dụng nhất ở Nhật là gạo trắng. Đây là loại gạo đã được bóc vỏ lụa và làm sạch, có hơi dẻo một chút mà người Nhật thường dùng để nấu lên thành cơm và ăn kèm với những món mặn và một chén súp miso. Bữa ăn này được gọi là Teishokuー定食. Nếu đi ăn ở các nhà hàng Nhật Bản, bạn nên ăn riêng cơm và món mặn sao cho phần sốt hoặc canh không làm đánh mất màu trắng tinh khôi của hạt cơm nhé. Đây là cách ăn của người Nhật Bản đó.

gạo nhật bản, các loại bánh gạo nhật bản, các loại gạo ở nhật bản, các loại gạo của nhật bản

Gạo nâu (genmaiー玄米)

Gạo nâu là loại gạo còn nguyên cám và thường được coi là không ngon bằng gạo trắng. Tuy nhiên, một số người vẫn sử dụng gạo nâu như một loại thực phẩm chức năng tốt cho sức khỏe. Nếu đã từng uống trà gạo rang (genmai-chaー玄米茶), chắc bạn cũng sẽ biết gạo nâu khi rang và pha chung với trà sẽ có một mùi vị thơm ngon rất đặc trưng.

Gạo nếp Nhật (mochi-gomeーもち米)

Gạo mochi (gạo nếp) dính và dẻo hơn gạo thường rất nhiều. Người ta thường sử dụng gạo mochi để giã bánh mochi, làm bánh kẹo, hoặc nấu chung với đậu đỏ tạo thành sekihan (cơm được ăn vào những dịp đặc biệt với ý muốn chúc mừng ai đó thi đỗ hoặc có bạn trai bạn gái).

Gạo Nhật Japonica

Japonica là loại gạo có hạt tròn, mẩy, căng bóng, đầy đặn,không vỡ nứt và có mùi thơm tự nhiên, tinh tế. Khi nấu thành cơm, loại gạo này ăn cực kì  dẻo và thơm, sóng sánh dưới ánh mặt trời như những hạt pha lê.

gạo nhật bản, các loại bánh gạo nhật bản, các loại gạo ở nhật bản, các loại gạo của nhật bản

Japonica có kích thước ngắn và mềm dẻo hơn so với giống gạo Indica (chiếm tới hơn 80% sản lượng gạo trên thế giới) được trồng phổ biến ở Việt Nam. Với thành phần dinh dưỡng, hạt gạo Japonica có hàm lượng tinh bột amylose khoảng 15 – 18%, trong khi hạt gạo Indica là 22 – 28%. Chính sự chênh lệch này tạo nên sự khác biệt về vị và cảm giác khi thưởng thức 2 giống gạo này. Hạt cơm của giống Indica khi nhai có cảm giác hơi rời rạc, không dẻo dính như giống Japonica. Gạo Japonica giàu khoáng chất như Magnesium, selenium là những chất  giúp tạo năng lượng ra protein và tinh bột, tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể cũng như cân bằng lượng đường trong máu, củng cố khả năng hoạt động của hệ thần kinh và xương khớp cho người ăn. Chính vì vậy, loại gạo này thường được khuyến cáo dùng cho cho bệnh nhân bị hen suyễn, huyết áp thấp, tim mạch. Đây cũng là một trong những loại gạo thích hợp để chế biến các món ăn ngon như: sushi, cơm nắm, cơm trộn, bánh gạo khô,...

Gạo lứt Nhật 

Ngon không khác gì gạo trắng, gạo lứt Nhật Bản có hình tròn, hạt ngắn và màu nâu gần giống màu của vỏ trấu, có lẫn những hạt xanh hạt vàng. Gạo lứt Nhật Bản  khác với gạo lứt Việt Nam chúng ta thường thấy có màu đỏ và gạo lứt nâu. Hiện tại , Việt Nam là một trong những nước có thể sản xuất gạo lứt theo tiêu chuẩn Organic của Nhật.

Những món ăn làm từ các loại gạo của Nhật Bản

Rượu Sake

Rượu sake (o-sakeーお酒), hay còn được gọi là Nihon-shu (日本酒), là một loại rượu Nhật Bản được làm từ gạo lên men. Rượu sake có rất nhiều loại và có thể được uống dưới dạng nóng hoặc lạnh.

gạo nhật bản, các loại bánh gạo nhật bản, các loại gạo ở nhật bản, các loại gạo của nhật bản

Mochi

Bánh mochi là một loại bánh nếp được làm từ gạo mochi của Nhật Bản. Người Nhật thường ăn bánh mochi vào dịp Năm mới. Bánh mochi thường có hình tròn hoặc hình chữ nhật, và được chế biến theo nhiều cách khác nhau như chiên, nướng, hoặc ăn kèm với súp.

gạo nhật bản, các loại bánh gạo nhật bản, các loại gạo ở nhật bản, các loại gạo của nhật bản

Nukazuke (ぬか漬け)

Nuka chỉ lớp vỏ lụa của gạo chưa được tinh chế. Người Nhật Bản thường sử dụng lớp vỏ này để chế biến chung với một món dưa chua (nukazuke). Nếu bạn đã từng đọc qua truyện Vua đầu bếp Soma, chắc chắn bạn sẽ nhận ra anh chàng nhân vật chính đã từng sử dụng loại nguyên liệu này cho món ăn độc bản của mình.

gạo nhật bản, các loại bánh gạo nhật bản, các loại gạo ở nhật bản, các loại gạo của nhật bản

Giấm gạo

Giống với giấm chua Việt Nam, giấm gạo Nhật Bản  được chiết xuất từ thành phần tự nhiên là gạo. Giấm gạo  không chỉ tạo nên những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà còn mang lại rất nhiều công dụng trong việc giảm cân, ăn kiêng và chăm sóc sức khỏe.Một số công dụng nổi bật của giấm gạo Nhật Bản :

- Dấm có thể dùng để trộn với rau củ, hay dùng để trộn cơm làm cơm cuộn thanh Maki, sushi.

- Thành phần tự nhiên rất tốt cho những ai muốn giảm cân an toàn.

- Ức chế hiệu quả bệnh ung thư đại trực tràng.

- Giảm táo bón, giảm cholesterol. 

- Chống loãng xương, chống oxy hóa.

- Ổn định huyết áp (Huyết áp thấp và Huyết áp cao). 

- Giúp lưu thông máu tốt cũng như thải độc gan. 

Trên đây là bài viết mà trung tâm tiếng Nhật Kosei cung cấp về các loại gạo Nhật Bản. Không biết các bạn có cảm thấy bụng mình cồn cào khi đọc xong bài viết về gạo Nhật Bản này không nhỉ? Hi vọng bài viết này đã mang lại nhiều thông tin bổ ích đến cho các bạn đọc!

Văn hóa gạo Nhật Bản và cách phân biệt các loại gạo Nhật Bản Văn hóa gạo Nhật Bản và cách phân biệt các loại gạo Nhật Bản Reviewed by hiennguyen on 7.9.20 Rating: 5

No comments:

Nhật ngữ Kosei. Powered by Blogger.