Tổng hợp mẫu câu tiếng Nhật thương mại cơ bản bạn cần biết!
Tiếng Nhật thương mại hay tiếng Nhật sử dụng trong công việc tương đối khác biệt so với tiếng Nhật trong đời sống hàng ngày. Mẫu câu tiếng Nhật thương mại không chỉ cung cấp lượng từ vựng phong phú theo mỗi chuyên ngành mà còn tập trung vào các tình huống, yêu cầu cụ thể trong khi làm việc. Cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei tìm hiểu thêm về tiếng Nhật thương mại nhé!
Tổng hợp mẫu câu tiếng Nhật thương mại cơ bản bạn cần biết!
A. Những điều cần biết về tiếng Nhật thương mại
1.Tiếng Nhật thương mại là gì?
Nhờ sự lan rộng của toàn cầu hòa, nhiều người có cơ hội học tập và làm việc ở nước ngoài. Điều này cũng không phải ngoại lệ đối với Nhật Bản, một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ ở châu Á, số lượng người nước ngoài làm việc tại Nhật Bản đang tăng lên nhanh chóng.
Ngoài việc chuẩn bị tiếng Nhật cho kỳ thi Năng lực tiếng Nhật JLPT, họ còn có nhiều nhu cầu khác đối với tiếng Nhật như giao tiếp trôi chảy ở nơi làm việc, hiểu rõ văn hóa công sở Nhật, vốn được cho là cực kỳ phức tạp, có khả năng đọc ghi chép của công ty và có khả năng viết báo cáo. Nói cách khác, những người đi làm tại công ty Nhật có yêu cầu cải thiện kỹ năng ngôn ngữ cao hơn để họ có thể làm việc với khả năng tương đương với người Nhật bản xứ.
Tiếng Nhật thương mại là cứu cánh cho những người làm việc bởi nó cung cấp không chỉ từ vựng, ngữ pháp hay các mẫu câu quan trọng và hay gặp trong mỗi tình huống công việc mà còn hướng dẫn chi tiết về văn hóa công sở, lối ứng xử phù hợp với các đối tượng khác nhau trong công việc.
2. Tiếng Nhật thương mại khác gì tiếng Nhật mà bạn vẫn được học?
Kỳ thi năng lực tiếng Nhật 日本語能力試験 hay JLPT là kỳ thi đánh giá khả năng tiếng Nhật của các ứng viên nước ngoài. Kỳ thi chia thành 5 trình độ khác nhau từ thấp đến cao lần lượt là N5, N4, N3, N2, N1. Mục đích chính của kỳ thi là đo lường khả năng hiểu tiếng Nhật của ứng viên thông qua kỹ năng chính là đọc hiểu và nghe hiểu với nội dung liên quan tới cuộc sống hàng ngày.
Trong khi đó, tiếng Nhật thương mại lại hướng dẫn người học cách ứng đáp trong các tình huống liên quan tới công việc. Ngoài ra, tiếng Nhật thương mại đòi hỏi trình độ tiếng Nhật từ mức trung cấp trở lên (tức là từ N3 trở lên) để có thể hiểu và nắm rõ các tình huống.
Do đó, bạn đọc có thể phân biệt được sự khác nhau giữa tiếng Nhật thương mại và tiếng Nhật thông thường. Vậy có thước đo nào để đánh giá tiếng Nhật thương mại hay không? Đọc tiếp phần dưới ngay nhé!
3. BJT - Kỳ thi tiếng Nhật thương mại
BJT là viết tắt của Business Japanese Proficiency Test (ビジネス日本語能力テスト) là kỳ thi được thiết kế để đo lường khách quan kỹ năng giao tiếp thực hành và phản hồi thông tin trong môi trường kinh doanh Nhật Bản. Không giống với kỳ thi JLPT tập trung vào tiếng Nhật thông thường, BJT không đánh giá kiến thức tiếng Nhật hay kiến thức thương mại mà đánh giá khả năng giao tiếp thực tế và phản hồi thông tin được đưa ra, khả năng bày tỏ suy nghĩ và quan điểm, đồng thời truyền tải những ý kiến hoặc dự án tới người có trình độ và chuyên môn khác nhau.
Ngoài đo lường khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ, BJT còn đánh giá khả năng hiểu và sử dụng tiếng Nhật với văn bản, biểu đồ, hình ảnh hoặc các loại thông tin khác trong email hay fax, đồng thời thực hiện các nhiệm vụ công việc khác phù hợp với môi trường kinh doanh sử dụng tiếng Nhật.
Cấu trúc của bài thi BJT: 80 câu hỏi trong vòng 120 phút
Nghe hiểu: 45 phút - 25 câu hỏi
Nghe và đọc hiểu: 30 phút - 25 câu hỏi
Đọc hiểu: 30 phút - 30 câu hỏi
Khác với JLPT, kỳ thi BJT chia thành 6 cấp độ, từ J5 cho tới J1 và cấp độ cao nhất là J1+. Thang đo dựa trên kết quả bài thi như sau:
Cấp độ | Điểm số | Khả năng |
J5 | 0 - 199 điểm | Trình độ vỡ lòng |
J4 | 200 - 319 điểm | Có khả năng giao tiếp căn bản trong trường hợp đơn giản |
J3 | 320 - 419 điểm | Có khả năng giao tiếp tương đối tốt |
J2 | 420 - 529 điểm | Có khả năng giao tiếp tốt nhưng đàm phán thương mại, nghe điện thoại ở một mức độ hạn chế |
J1 | 530 - 599 điểm | Có khả năng giao tiếp trong thương mại tốt, nghe hiểu đàm phán, điện thoại khá |
J1+ | 600 - 800 điểm | Có khả năng giao tiếp tốt trong tất cả các lĩnh vực thương mại, khả năng nghe hiểu chính xác các cuộc đàm phán, hội nghị, điện thoại. |
Do nội dung khác nhau giữa 2 kỳ thi JLPT và BJT khác nhau nên dù bạn có được JLPT N1 đi chăng nữa thì bạn cũng không nắm chắc được J1 hay J1+ trong tay nếu không chuẩn bị kỹ càng từ trước.
B. Các mẫu câu tiếng Nhật thương mại cơ bản cần thiết
1. Chào hỏi và giới thiệu
a) Khi mới gặp lần đầu
初めまして。Rất vui được gặp anh/chị.
加藤と申します。Tôi là Katou.
デイブと呼んでください。Xin hãy gọi tôi là Deibu
よろしくお願いいたします。Nhờ anh/chị giúp đỡ.
どうぞよろしく。Rất mong được anh/chị giúp đỡ
b) Tự giới thiệu mình với người trong công ty
今度こちらに配属された菊池です。Tôi là Kikuchi, người được giao nhiệm vụ lần này.
これから一生懸命がんばりますので、よろしくお願いいたします。Tôi sẽ cố gắng chăm chỉ từ bây giờ, rất mong mọi người giúp đỡ.
研究室のクリスちーヌです。フランスから参りました。Tôi là Chris Chane từ Phòng Thí nghiệm. Tôi đến từ Pháp.
マイクです。出身はアメリカです。日本語はあまり上手じゃないですけど、これから頑張りますのでよろしくお願いします。Tôi là Mike. Tôi đến từ Mỹ. Tôi không giỏi tiếng Nhật lắm nhưng tôi sẽ cố gắng hết sức trong tương lai, rất mong mọi người giúp đỡ.
c) Tự giới thiệu mình với người ngoài công ty
日本国際通商営業3課の原田です。Tôi là Harada đến từ phòng 3 Bộ phận kinh doanh Thương mại Quốc tế Nhật Bản
日本株式会社営業1課の加藤と申します。Tôi là Kato, tôi đến từ Phòng Kinh doanh số 1 của công ty TNHH Nhật Bản.
2. Tán gẫu
最近、どう? Dạo này anh/chị thế nào?
相変わらず、残業多いんですか。Vẫn giống mọi khi, anh/chị có hay làm thêm giờ không?
昇進なさったそうで。Hình như anh ấy được thăng chức.
出張が多くて大変だそうですね。Có vẻ vất vả vì phải đi công tác nhiều.
仕事はかどってる?Công việc của anh/chị thế nào?
3. Tặng lời khen hoặc chúc mừng
木村さん手いつも元気ですよね。何か秘訣でもあるんですか。Anh Kimura trông lúc nào cũng vui vẻ. Anh có bí quyết gì không?
嬉しそうだね。何かいいことあった?Nghe có vẻ vui nhỉ. Có chuyện gì tốt sao?
何、ニコニコしてんの? Bạn đang cười gì vậy?
4. Cổ vũ ai đó
本当に大変でしたね。Chuyện này thực sự rất vất vả.
今回はひどい目にあいましたね。Chuyện lần này thật kinh khủng.
ご苦労さんでした。Cảm ơn bạn đã làm việc chăm chỉ.
また頑張ればいいじゃないですか。Lần sau tiếp tục cố gắng nhé!
だれだって最初はうまくいかないよ。Không ai làm tốt ngay từ đầu cả.
くよくよすんなよ。Đừng lo lắng.
気にすんな、気にすんな。Đừng bận tâm, đừng bận tâm.
No comments: