3 ý nghĩa của です trong văn nói tiếng Nhật bạn đã bao giờ biết?

Câu です thường được cho là khiến cho câu nói có sắc thái lịch sự hơn. Có thật vậy không?
Cùng Kosei tìm hiểu về các cách dùng câu です trong hội thoại thông thường nhé! Bắt đầu thôi!

Học từ vựng tiếng Nhật theo chủ đề


>>> Từ vựng N2 - Bài 6: お金を使いすぎました! (Vung tiền quá trán rồi!)

>>> Nhật Bản tháng 9, tiết Thu phân sum vầy


です đại diện cho ‘người nghe, tình huống xã hội’
Khi một người sử dụng です để kết thúc câu nói, thì anh ta muốn truyền đạt hướng về người nghe, tập trung vào người nghe và tình huống xã hội mà họ đang tham gia vào.
Bên cạnh đó, việc dùng です với hàm ý người nghe không nằm trong vùng cá nhân của người nói cũng nhấn mạnh vào khoảng cách xã hội giữa hai người là đáng kể, chính vì vậy mà です được cho là “lịch sự” hơn so với だ .
Sắc thái của です trong văn nói của người Nhật
Câu です thường được dùng để hướng một câu nói đến người nghe, thể hiện sự nhận thức của người nói đối với họ.
Nhớ lại một chút về ý niệm của です ở trên, câu です được cho là giữ người nghe ở phía ngoài của “vùng cá nhân” của người nói, khiến cho câu nói có sắc thái lịch sự hơn.
Đó là lí do vì sao mà khi đối thoại với một người mới quen hoặc mới gặp lần đầu thì ta thường dùng câu です bởi vì lúc này giữa hai bên vẫn còn tồn tại một khoảng cách nhất định.
Tuy nhiên, trong nhiều ngữ cảnh đối thoại khác, thì việc lựa chọn cách nói nào lại không hề đơn giản bởi vì những sắc thái khác nhau mà câu です có thể đem lại cho câu nói.

A/ です - Tạo ra khoảng cách

Câu です có thể gia tăng khoảng cách và tạo cảm giác trang trọng hơn trong mối quan hệ giữa hai người. Cùng với thể ます, câu です được cho là “phong cách nói lịch sự” trong tiếng Nhật, đối nghịch với “phong cách nói đời thường” mà đại diện là câu だ.
Xem xét kĩ hơn khía cạnh văn hóa trong việc lựa chọn phong cách đối thoại. Có thể thấy rằng việc sử dụng câu です là một biểu hiện của phép ứng xử lịch sự với người có vai vế xã hội cao hơn mình trong tiếng Nhật, nhưng nếu quan sát kĩ, bạn sẽ thấy không ít người chuyển từ phong cách lịch sự sang đời thường với chỉ cùng một đối tượng đối thoại. Điển hình như việc các tiền bối ở chỗ làm có thể cho phép bạn sử dụng タメ口 (cách nói suồng sã, không phân biệt vai vế) với họ.
Việc đề nghị chuyển từ phong cách lịch sự sang sắc thái thân thiết, suồng sã hơn trong đối thoại thể hiện rằng đối phương muốn xây dựng mối quan hệ bạn bè hoặc thậm chí là tình cảm lãng mạn. Người được đề nghị cũng nên nghiêm túc cân nhắc xem họ có muốn thu hẹp khoảng cách trong mối quan hệ này không trước khi thay đổi phong cách đối thoại.
Trên thực tế, hơn một nửa số người được điều tra trả lời rằng họ có xu hướng từ chối đề nghị này. Điều này chứng mình được rằng người Nhật thực sự tin rằng việc sử dụng タメ口 sẽ là tuyên bố về việc trở nên thân thiết, gần gũi hơn với ai đó, và nhiều người không thoải mãi hoặc không sẵn sàng để làm vậy.
Tuy nhiên, những người cùng tuổi thì thường dễ dàng chuyển dần từ です  sang だ hơn dù không ai cần đề nghị trước.
Cũng có những trường hợp mà người ta pha trộn hai phong cách nói lịch sự và đời thường ngay từ lần đầu gặp mặt. Điển hình là trong các buổi 合コン (hẹn hò nhóm) hoặc新歓 (tiệc chào mừng tân sinh viên) hoặc trong những sự kiện tương tự mà vốn dĩ đã có mục đích là kéo mọi người lại gần nhau hơn.
Như vậy có thể thấy rằng, cách người Nhật sử dụng “phong cách nói lịch sự” phản ánh mong muốn điều chỉnh khoảng cách xã hội của họ.

B/ です - Nhấn mạnh sự mỉa mai

Chúng ta đã từng nói về các tình huống mà trong đó người nói dùng cách nói đời thường với những người lớn tuổi hơn hoặc có vai vế cao hơn trong xã hội. Thế còn nếu tự nhiên bạn lại dùng cách nói lịch sự như です trong khi nói chuyện với gia đình, bạn bè thân thiết thì nó sẽ tạo ra hiệu ứng gì?
Chúng ta đều biết rằng câu です có khả năng tạo ra khoảng cách giữa người nói và người nghe. Chính vì vậy mà nếu bạn đột nhiên dùng cách nói này với một người thân thiết, người đó sẽ có cảm giác như vừa bị “cho ra rìa” vậy, có thể tạo ra sắc thái hài hước, mỉa mai nhưng ngược lại, cũng có thể sẽ bị cho là thô lỗ và dễ gây tổn thương.

Ví dụ 2-a

Vào ngày Valentine, anh bạn trai đẹp mã đang ba hoa về việc nhận được cả đống chocolat từ các đồng nghiệp ở chỗ làm, thì cô bạn gái chẳng cần phí lời mà cằn nhằn về sự thiếu nhạy cảm của anh ta làm gì, cô có thể chỉ nói:
へー、良かったですねー。(Ừ, tốt cho anh.)
Cách nói này vừa thể hiện suy nghĩ không hài lòng của cô gái với những gì anh bạn trai nói, đồng thời tùy vào biểu cảm cũng như tông giọng của cô bạn gái mà có thể thêm vào sắc thái châm biếm. Tuy nhiên, chỉ với mỗi です thì cũng đủ lạnh lùng để anh bạn trai cũng đã có thể cảm thấy đột nhiên khoảng cách giữa hai người bị giãn rộng ra.

Ví dụ 2-b

Một cậu bạn vỗ bồm bộp vào vai bạn chỉ để khoe cái tháp bánh ăn sáng cao vống mà nó mới xếp được, nhưng bạn thì lại thấy hơi ngớ ngẩn, bạn nói:
見て、できた!チェリオタワー! (Ê xem này, tháp Cherrios của tao!!)
はいはい、すごいですね〜。 (Rồi rồi, mày giỏi rồi.)
Ở đây, việc sử dụng câu です đã gián tiếp thể hiện sự châm biếm trong câu nói của bạn, và rằng bạn thực sự không đánh giá cao công trình của cậu bạn kia cho lắm. Giữa bạn bè thân thiết, thì cách nói này được coi như một kiểu đùa giỡn bằng cách bắt chước cách các giáo viên tiểu học khen ngợi học sinh vậy.
Nhưng nếu bạn không chú ý, sự châm biếm ở đây có thể vô tình mang theo sắc thái hạ thấp và thô lỗ.

Ví dụ 2-c

Trong một trận đấu thể thao chẳng hạn, đối thủ nói với bạn thế này có tức không chứ:
あれ、疲れた?さっきまでの元気はどこですか? (Đã mệt rồi cơ à? Thế cả đống năng lượng của mày lúc nãy đi đâu mất rồi?)
Nếu câu này chỉ được dùng với です thì cũng vẫn mang ý nghĩa châm chọc, công kích, nhưng với ですか thì nó càng nhấn mạnh hơn sự thật là có một khoảng cách đột ngột được nới rộng ra giữa bạn và đối thủ. Người nghe ở đây thậm chí có cảm giác bị người khác đứng từ trên cao mà đánh giá mình.
Như vậy, có thể thấy rằng cách lựa chọn sử dụng だ hayです trong văn nói không chỉ phản ánh mối quan hệ xã hội của người nói với người nghe, mà còn có thể diễn tả một “phiên bản khác” của chính người nói trong cùng một mối quan hệ.

C/ です - Bước tới một vai trò xã hội khác

Ở trên, chúng ta đã nhắc tới việcです có thể tạo ra khoảng cách giữa người nghe và người nói với những sắc thái khái nhau trong một cuộc đối thoại. Một hình thức khác để khoảng cách này ảnh hưởng đến cuộc đối thoại đó là nó cho phép người nói thay đổi hẳn vai trò xã hội của họ.
Ở các trường tiểu học ở Nhật, các giáo viên thường sử dụng phong cách nói lịch sự khi đối thoại với cả lớp. Việc sử dụng phong cách nói lịch sự này không chỉ khẳng định vai trò của một giáo viên mà còn là một cách để nhắc nhở các em học sinh rằng trường học là nơi để học về các quy tắc xã hội và cách ứng xử đúng mực.
Nhưng trong một số trường hợp, các giáo viên đột nhiên thay đổi phong cách nói của họ ngay trong một hội thoại, nguyên nhân thường là đó là những tình huống mà giáo viên muốn thể hiện bản thân họ đang dùng tư cách nào để đối thoại với người nghe.

Ví dụ 3

先生:  今日の日直誰ですか。(1) (Giáo viên: Hôm nay là bạn nào trực nhật?)
森:  佐藤くんです。(Mori: Là Satou ạ!)
先生 : 黒板に名前書き忘れてるぞ、佐藤。ちゃんと書いとけよ。(2) (Giáo viên: Em quên không viết tên lên bảng đó, Satou. Nhớ viết sau nhé!)
佐藤:  あ。はい。(Satou: Ah, vâng ạ!)
先生:  忘れんなよ。はい、じゃあ、朝の会始めましょう。(3) (Giáo viên: Đừng quên nhé! Uhm, được rồi, bắt đầu buổi học sáng thôi các em!)
Có thể thấy trong trường hợp này, giáo viên đã dùng câu です (1) để nói với cả lớp, qua đó thể hiện bối cảnh mà họ đang tham gia là một hoạt động xã hội có tính chất nghiêm túc, trang trọng, trong đó giáo viên đang chịu trách nhiệm ở đây và các em học sinh có trách nhiệm phải học tập, giữa họ có khoảng cách cụ thể. Nhưng sau đó khi nói với một em học sinh cụ thể về một vấn đề chỉ liên quan đến em đó, giáo viên đã đổi sang phong cách đời thường (2,3)

Ở Nhật có một nét văn hóa lâu đời rất nổi tiếng: >>>Tenugui, gói ghém văn hóa Nhật Bản trong những chiếc khăn tay

3 ý nghĩa của です trong văn nói tiếng Nhật bạn đã bao giờ biết? 3 ý nghĩa của です trong văn nói tiếng Nhật bạn đã bao giờ biết? Reviewed by Tiếng Nhật Kosei on 13.12.19 Rating: 5

No comments:

Nhật ngữ Kosei. Powered by Blogger.