Ngữ pháp Tiếng Nhật N3 Bài 3: Những mẫu câu dùng để so sánh

Ngữ pháp Tiếng Nhật N3

Bên cạnh những mẫu câu dùng để so sánh như より… ほうが, いちばん được sử dụng ở ngữ pháp N5, hôm nay Trung tâm tiếng Nhật Kosei xin giới thiệu với các bạn một số mẫu câu dùng để so sánh hơn, so sánh nhất khác thường xuất hiện trong Ngữ pháp N3. Qua bài viết này, các bạn có thể trang bị cho mình thêm các cách nói so sánh mới, làm phong phú hơn vốn ngữ pháp của mình rồi nhé!!!






những mẫu câu dùng để so sánh


Ngữ pháp Tiếng Nhật N3 Bài 3: Những mẫu câu dùng để so sánh


1. くらい… 〜ぐらい… 〜ほど… (tới mức)

Ý nghĩa: Biểu thị mức độ của một trạng thái sự vật, hiện tượng bằng cách đưa ra một sự vật hiện tượng khác
Cách dùngN / V thể thông thường (Na -な) +くらい…  /ぐらい… / ほど…
Trong đó phần phía sau くらい  /ぐらい / ほど là trạng thái sự vật, hiện tượng được so sánh về mức độ với phần ở đằng trước, nhưng không phải là thực sự xảy ra đúng như so sánh đó. Ngoài ra, cụm 〜かと思うくらい/ 〜かと思うほど (đến mức tôi nghĩ)  cũng là một cách ứng dụng của ngữ pháp này, là một cụm các bạn nên nhớ vì chúng được sử dụng rất nhiều.
Ví dụ:
天気予報(てんきよほう)によると、今日は台風(たいふう)ぐらい風(かぜ)が吹く(ふく)そうだ
Theo dự báo thời tiết nói, hôm nay gió thổi mạnh như bão.
傘(かさ)をさすほどではないが、少し雨が降ってる
Không đến mức phải mở dù ra, nhưng trời đang mưa nhỏ đấy.
さっき地震(じしん)があった。本棚(ほんだな)が倒れる(たおれる)かと思うほど激しく(はげしく)揺れた(ゆれた)
Ban nãy có động đất. Rung mạnh tới mức tôi nghĩ là tủ sách có thể đổ mất.

2. 〜くらい… はない/ 〜ぐらい … はない/〜ほど… はない (không có gì … tới mức…)

Ý nghĩa: Thể hiện sự đánh giá về một sự vật, hiện tượng là nhất, không gì bằng.
Cách dùng:  N + 〜くらい… はない/ 〜ぐらい … はない/〜ほど… はない
Phần danh từ chính là đối tượng được người nói đánh giá nhất. Mẫu câu này khi sử dụng mang tính chủ quan của  người nói, không phải sự vật hiện tượng hiển nhiên, khách quan. くらい và ぐらい là một, không có khác biệt nhau về cách sử dụng và ý nghĩa.
Ví dụ:
O あしたも漢字テストがある。テストほどいやなものはない.
O  Ngày mai cũng có bài kiểm tra chữ Hán. Không có thứ gì đáng ghét bằng việc kiểm tra
(Việc ghét làm bài kiểm tra nhất là chủ quan của người nói)
日本に富士山ぐらい高い山はない.
X Ở Nhật Bản không có núi nào cao như núi Phú Sĩ
(Việc núi Phú Sĩ cao nhất ở Nhật là sự thật hiển nhiên. Không phải do chủ quan người nói, nên không dùng được mẫu câu này)

Một mẫu cấu trúc nói về sự biến đổi cũng là một dạng so sánh. Các bạn cùng tìm hiểu và phân biệt nhé !!! >>>Tìm hiểu cấu trúc ~なります/ ~します/ Vるようになります/Vていきます

Ngữ pháp Tiếng Nhật N3 Bài 3: Những mẫu câu dùng để so sánh Ngữ pháp Tiếng Nhật N3 Bài 3: Những mẫu câu dùng để so sánh Reviewed by Tiếng Nhật Kosei on 5.1.18 Rating: 5

No comments:

Nhật ngữ Kosei. Powered by Blogger.