Những phong tục kỳ lạ ở Nhật Bản - 5 điều có thể bạn sắp biết
Hãy cùng trung tâm tiếng Nhật Kosei tìm hiểu 5 phong tục kỳ lạ ở Nhật Bản được cho là "dị" nhé. Thực chất những phong tục kì lạ ở Nhật Bản có "dị" như chúng ta tưởng không?
Những phong tục lạ của người Nhật
Mang theo chiếc khăn tay
Ở Nhật Bản, việc mang theo một chiếc khăn tay bên người đã trở thành một thói quen không thể thiếu trong đời sống hằng ngày. Tuy Nhật Bản nổi tiếng với sự văn minh, hiện đại, nhưng hầu hết các phòng vệ sinh công cộng ở Nhật bản lại không có khăn tay hoặc máy sấy khô. Chỉ ở những khu trung tâm thương mại thì có lẽ sẽ được trang bị một chiếc máy sấy khô tự động. Vì thế, để khắc phục những nhược điểm ở những nơi công cộng, bạn nên mang theo một chiếc khăn tay nhỏ bên mình.
Khăn tay là vật dụng khá tiện lợi vào những ngày nắng nóng, khi bạn phải tất bật với công việc và mồ hôi nhễ nhại.
Nghi thức tiệc rượu
Đây là một trong những văn hóa dành cho mọi người khi tiếp rượu với sếp hay cấp trên của họ, khi ly rượu của sếp đã cạn, bạn phải rót đầy ly cho họ ngay. Những nhân viên mới sẽ được đào tạo rất kỹ về nghi thức này. Điều này xảy ra thường xuyên ở các công ty truyền thống, kiểu cũ.
Nghi thức tiệc rượu được bắt nguồn từ tập tục làng xã khi xưa, họ có xu hướng hưởng ứng theo đám đông. Mặc khác, tập quán này cũng có thể là do ảnh hưởng của Nho giáo, tuân theo các thể chế xã hội cũ, trong xã hội đó cấp trên rất được tôn trọng.
Sự vận động của xã hội luôn song hành cùng thời gian. Trong những năm gần đây, phong tục này không còn phổ biến như trước đó, nhưng nếu bạn sang Nhật cũng nên biết điều này.
Ngồi bắt chéo chân bị coi là thô lỗ
Kiến trúc nhà ở của Nhật Bản ngày nay vẫn còn lưu giữ lại sự cổ kính của những ngôi nhà truyền thống kiểu nhật. Đặc biệt là gian phòng khách, nổi bật với chiếc chiếu cói tatami hay sàn rơm, vậy nên tư thế ngồi quỳ bằng đầu gối là kiểu ngồi chính thức ở đất nước này. Người Nhật quan niệm rằng, khi bạn chĩa mũi chân vào ai đó, họ sẽ không thể ngủ được, vì vậy mà việc đưa đôi chân hướng vào người khác là một hành động thô lỗ.
Với môi trường công sở, bạn cũng nên chú ý cách ngồi của mình, tránh bắt chéo chân, điều này sẽ tạo ấn tượng không tốt với mọi người xung quanh.
Khi chào hỏi, tất cả đều phải cúi đầu trước từng người và nói sumimasen
Tập quán của người Nhật xưa nay vẫn vậy, khi chào hỏi hay cảm ơn ai đó, mọi người đều sẽ cúi đầu. Ngay cả khi bạn vừa đi ngang qua một người quen, việc gật đầu nhẹ cũng là điều bình thường.
Ngoài ra, không chỉ khi bạn chào hỏi ai đó mà khi bạn bày tỏ lòng biết ơn hay trong trường hợp bạn gọi với theo một ai đó để họ dừng lại thì bạn cũng phải nói sumimasen.
Sumimasen có nghĩa là xin lỗi, những người Nhật lại rất hay dùng, bởi họ đánh giá cao sự khiêm tốn. Tự hạ thấp bản thân là một hành động thể hiện sự tôn trọng của bạn đối với đối phương và nó đã trở thành một phần trong văn hóa Nhật Bản. Đây cũng là lý do giải thích vì sao người Nhật có cách thể hiện sự tôn trọng, khiêm tốn có thể gây khó khăn cho người nước ngoài khi tìm hiểu về ngôn ngữ này.
Khi tiễn người đồng hành của mình, bạn phải đợi cho đến khi không nhìn thấy họ nữa mới được rời đi
Nếu ở Nhật, bạn sẽ nhận thấy một điều khá thú vị mỗi khi đi ăn ở nhà hàng, đó là nhân viên sẽ cúi chào khách hàng và dõi theo họ cho đến khi không còn nhìn thấy khách hàng nữa.
Trong môi trường doanh nghiệp cũng vậy, thông thường mọi người sẽ cúi đầu và chờ đợi tại thang máy ngay cả sau khi đối phương đã bước vào cánh cửa thang máy đã khép lại.
Với bạn bè, người Nhật có thể không cúi đầu nhưng mọi người vẫn thường đợi cho đến khi không thể nhìn thấy bạn của họ nữa.
Mặc dù đã phải cúi đầu cho đến khi không thể nhìn thấy bạn đồng hành của mình nhưng lý do người Nhật vẫn chờ đợi khá lâu như vậy là gì?
Người Nhật khá nhạy cảm, cúi chào càng lâu càng thể hiện sự tôn trọng và chu đáo với người đối diện, và cũng giúp họ thấy được sự hiếu khách của chủ nhà. Ngược lại, nếu bạn không chờ đợi thì bị coi là đang xem thường họ.
Cũng dễ hiểu thôi, bởi theo văn hóa tinh thần của người Nhật, các cuộc gặp gỡ, một lần trong đời được xem như là duyên số và sự chia ly chỉ là điều bất đắc dĩ . Vì vậy, việc tiễn họ cho đến khi không còn nhìn thấy họ nữa là cách thể hiện sự hiếu khách, cũng như cảm giác hối tiếc của bạn khi chia tay.
Có vẻ như lời tạm biệt dài không phải là một phong tục phổ biến ở các quốc gia, vì vậy đây chính là một trong những phong tục mà người nước ngoài thấy khá kỳ lạ. Cùng khám phá mọi ngóc ngách phong tục tập quán của người Nhật Bản tại đây nhé!
No comments: