8 Điều Cần Nằm Lòng Khi Nói Chuyện Với Người Nhật

8 Điều Cần Nằm Lòng Khi Nói Chuyện Với Người Nhật

Người Nhật rất cẩn trọng và cực kỳ chú ý tới thái độ và chú ý của mình cũng như người đối diện. Họ luôn cố gắng để người đối diện cảm thấy thoải mái nhất.

Bạn cũng cần nắm rõ 8 điều sau để tránh bị hiểu nhầm bất kính cũng như có những hành động đúng mực.

Cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei tìm hiểu nha ^^


VĂN HÓA NHẬT BẢN



Nhật Bản có nền văn hóa mang tính tập thể cao. Việc tránh biểu lộ yếu tố cá nhân đã trở thành một hệ quả tất yếu.

Người Nhật rất cẩn trọng và cực kỳ chú ý tới thái độ và chú ý của mình cũng như người đối diện. Họ luôn cố gắng để người đối diện cảm thấy thoải mái nhất.

Bạn cũng cần nắm rõ 8 điều sau để tránh bị hiểu nhầm bất kính cũng như có những hành động đúng mực.


1. Lần đầu tiếp xúc



Người Việt thường hay bắt tay hoặc vỗ vai khi chào hỏi. Tuy nhiên, điều đó khá khiếm nhã với người Nhật. Đối với người Nhật, giữ khoảng cách là điều rất quan trọng.
 
Hành động cúi người khi chào hỏi thể hiện sự tôn trọng dành cho người đối diện.
Đó là một tục lệ thông thường khi tiếp xúc với người Nhật, nhưng không nên bắt chước nếu không rõ hết các nguyên tắc. Đôi khi một cái gật đầu vui vẻ là đủ thể hiện sự tôn trọng.
 
Khi giới thiệu về bản thân, người Nhật thường không giới thiệu tỉ mỉ về bản thân của họ như nghề nghiệp, nơi ở,… Và chúng ta cũng tránh hỏi những thông tin mang tính cá nhân riêng tư như tuổi tác, gia đình, …
 
Có thể bạn chưa biết, người Nhật có đến 3 kiểu cúi chào tùy thuộc người đứng trước họ là ai.

2. Trang phục



Nguyên tắc là lịch sự và hợp mốt. Người Nhật rất để ý tới đẳng cấp và địa vị. Ăn mặc xuềnh xoàng bị coi là không tôn trọng người đối diện. Bạn còn phải đặc biệt để ý đến tất chân vì trong một số trường hợp phải cởi bỏ giầy.


3. Tiết chế cảm xúc




Xin đừng bao giờ để sa vào tranh cãi với người Nhật.

Người Nhật không tranh cãi công khai. Hãy suy nghĩ kỹ lời nói của mình, tránh nghĩ gì nói đó. Nói thẳng ra vấn đề hoặc để cho người Nhật nhận thấy sẽ bị coi là không tinh tế.


4. Nói giảm nói tránh



Người Nhật Bản thường rất câu lệ về ngôn từ trong giao tiếp. Họ rất ghét và không bao giờ nói Không. Ngôn từ đều được kết hợp hài hòa để tránh hiểu lầm, xung đột từ đối tượng giao tiếp.

Thay vì đi thẳng vào vấn đề, người Nhật hay nói quanh co hoặc nhẹ nhàng đưa ra gợi ý. Tuy nhiên, cũng có đôi khi họ nói thẳng ra ý kiến của mình rõ ràng nhưng sẽ rất thận trọng.
 
Sự tự chủ của người Nhật giúp họ giữ bình tĩnh và không áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác. Để lĩnh hội kĩ năng này, bạn cần phải lắng nghe kĩ từng từ người khác lẫn bản thân nói. Nhờ đó, bạn sẽ nhận biết những dấu hiệu xấu và thay đổi trước khi mọi chuyện trở nên xấu hơn.

5. Lời khen


Kể cả lời khen cũng cần thận trọng!
Chẳng hạn như nếu khen – cho dù thật lòng – “Ông/Bà thuyết trình thật tuyệt vời” sẽ khiến người Nhật bối rối và hiểu nhầm là phê phán theo đường vòng.
Nên đề cập đến yếu kém của chính mình chứ không tán dương thành tích của người khác.
Cách khen ngợi người Nhật lý tưởng nhất là xin họ một lời khuyên.

6. Điện thoại



Khi nói chuyện điện thoại, người Nhật thậm chí còn mỉm cười hoặc cúi người chào người bên kia, như thể đang đứng trước người đó vậy. Vì thế, bạn nên để người Nhật bỏ máy xuống trước, sau đó mới bỏ máy điện thoại, hoặc tắt máy của mình, để tránh bị coi là thiếu lịch sự.


7. Quà tặng



Không bao giờ tặng người Nhật dao, kéo và cái mở thư vì người Nhật coi những thứ đó là điềm báo hiệu chia tay, phân ly.
Không tặng tranh có hình con cáo hoặc con thằn lằn vì chúng bị coi là không tao nhã.
Không mở quà được tặng ngay trước mặt người tặng vì như thế sẽ bị coi là tham lam.

8. Trả tiền



Khi đi ăn, nếu bạn muốn là người trả tiền thì trước đó bạn hãy nói với người phục vụ. Không nên cộng lại hóa đơn, kiểm tra con tính trên hóa đơn thanh toán.
Sa đà công khai vào chuyện tiền bạc như vậy bị coi là không tinh tế và tao nhã.

8 Điều Cần Nằm Lòng Khi Nói Chuyện Với Người Nhật 8 Điều Cần Nằm Lòng Khi Nói Chuyện Với Người Nhật Reviewed by Tiếng Nhật Kosei on 17.9.18 Rating: 5

No comments:

Nhật ngữ Kosei. Powered by Blogger.