Ngữ pháp tiếng Nhật N3 Bài 6: Những mẫu câu giả định, điều kiện với hàm ý khác nhau

Ngữ pháp tiếng Nhật N3

Ở ngữ pháp sơ cấp, chúng ta đã làm quen với những mẫu câu điều kiện cơ bản như なら, Vば, Vたら. Dựa trên những mẫu cơ bản đó, với ngữ pháp N3, những mẫu câu điều kiện trở nên biến hóa hơn với nhiều sắc thái, hàm ý khác nhau. Kosei sẽ đem đến cho bạn những mẫu câu đó dưới đây.




ngữ pháp tiếng nhật n3 bài 6

Ngữ pháp tiếng Nhật N3 Bài 6: Những mẫu câu giả định, điều kiện với hàm ý khác nhau


1.〜(の)なら… (Nếu là…)

Ý nghĩa:  Nhắc lại thông tin hoặc sự việc để đưa ra hành động tiếp theo.
Cách dùng:  Thể thông thường (Na/N -な) + (の)なら
Với  Na/Nだ thì không dùng のならmà chỉ dùng なら
Phần phía trước なら là điều mà người nói đã có thông tin. Với thông tin đó, ở phần phía sau, người nói đưa ra quyết định, đánh giá, yêu cầu người khác một hành động,…
Ví dụ:
その箱、もう使わないんですか、使わないなら私にください。
Cái hộp đó, cậu không dùng nữa à, nếu là không dùng nữa thì đưa cho mình đi.
その本、読んでしまったのなら私に貸してくれませんか
Quyển sách đó, nếu đã đọc xong rồi thì cho mình mượn nhé.

2. 〜ては… / 〜(の)では (Nếu…)
Ý nghĩa: Đưa ra một giả định, phán đoán sẽ gây ra kết quả tiêu cực.
Cách dùng:
Vて / Aくて/  Naで / Nで+ は…
Thể thông thường (Na/N -な) + (の)では…
Vế đằng trước được dùng với thể て để đưa ra một giả định. Với giả định đó, kết quả được đưa ra ở vế đằng sau là kết quả không tốt, hoặc mang tính tiêu cực theo phán đoán của người nói.
Ví dụ:
Aさんは手術したばかりだから、お見舞いに行ってはかえって迷惑だ。
A-sam vừa mới phẫu thuật xong, nếu chúng ta đến thăm thì ngược lại còn làm phiền anh ấy.
そんな無責任な態度ではみんなにきらわれますよ。
Nếu là với thái độ vô trách nhiệm như thế, cậu sẽ bị mọi người ghét đấy.

3. 〜さえ〜ば… / 〜さえ〜なら… ( Nếu chỉ cần có…)

Ý nghĩa: Đưa ra điều kiện tối thiểu nhất để điều gì đó có thể xảy ra.

Cách dùng:
N +さえ + Vば/ Aければ …
N +さえ + N なら / Na なら…
Vます + さえ+ すれば …
Trong đó, phần vế câu được hình thành bởi 〜さえ〜ば(なら) là điều kiện mà chỉ cần nó được thực hiện, vế câu phía sau cũng sẽ xảy ra. Hay nói cách khác, vế trước là điều kiện thấp nhất cần có để vế sau có thể thực hiện được.

Ví dụ:
(1) 体さえ丈夫ならどんなことにも挑戦できる。
Chỉ cần cơ thể khỏe mạnh thì điều gì cũng có thể đương đầu.

(2) 一言「ごめんなさい」いいさえすれば、相手は許してくれるだろう。
Chỉ cần nói một câu ‘Xin lỗi’, đối phương sẽ tha thứ đúng không?


4. たとえ〜ても…/ たとえ〜でも… (Cho dù … thì)


Ý nghĩa: Đưa ra giả định, trường hợp mà dù có nó, một điều gì đó cũng sẽ xảy ra mà không bị ảnh hưởng bởi giả định. Có thể dịch là ‘Cho dù… thì…”, “Kể cả…thì…”

Cách dùng: たとえ + Vて / Aくて/  Naで / Nで+ も
Trong đó phần đứng giữa cụm たとえ〜も là giả định, trường hợp được đưa ra. Vế phía sau là điều sẽ xảy ra bất chấp sự ảnh hưởng của giả định.

Ví dụ:
(1) たとえ周りの人たちにどんなに反対されても、僕はプロの歌集になりたい。
Cho dù những người xung quanh có phản đối thế nào, tôi cũng muốn trở thành ca sĩ chuyên nghiệp.

(2) たとえ高くても、仕事に必要なものは買わなければならない
Kể cả có đắt, những thứ cần thiết cho công việc vẫn phải mua.


5. 〜ば …/ 〜たら… / 〜なら… (Giá như, chẳng hạn như) 


Ý nghĩa: Đưa ra một giả định không có thật.
Cách dùng:
Vば/ Aければ /  Naなら / Nなら…
Vないなければ /  Aくなければ / Naでなければ /  Nでなければ…
Vたら… (Động từ ở dạng Vていたら cũng được sử dụng nhiều)
Mẫu câu này được sử dụng như một câu điều kiện diễn tả một điều không có thật. Nếu theo giả định đó thì một điều trái với hiện thực sẽ xảy ra ở vế đằng sau.

Ví dụ:
(1) お金とひまがあればわたしも海外旅行するんだけど。。。
Nếu có tiền và thời gian rảnh, tôi sẽ đi du lịch nước ngoài, nhưng mà…

(2) もし寝坊(ねぼう)していたらこの飛行機に乗れなかった。間に合わってよかった。
Nếu vẫn còn ngủ nướng thì tôi đã không kịp lên chuyến bay này rồi. May mà đã kịp.

Cùng Kosei xem lại ngữ pháp bài 25 các mẫu câu có ý nghĩa giống bài này nhé! >>>Học ngữ pháp tiếng Nhật N2 Bài 25: Những mẫu câu nhấn mạnh về cảm xúc, buộc phải làm gì
Ngữ pháp tiếng Nhật N3 Bài 6: Những mẫu câu giả định, điều kiện với hàm ý khác nhau Ngữ pháp tiếng Nhật N3 Bài 6: Những mẫu câu giả định, điều kiện với hàm ý khác nhau Reviewed by Tiếng Nhật Kosei on 22.1.18 Rating: 5

No comments:

Nhật ngữ Kosei. Powered by Blogger.