Ngữ pháp tiếng Nhật N3 Bài 4: Các cách diễn đạt ý "mặt khác", "thay vì"
Ngữ pháp tiếng Nhật N3
Hôm nay, Trung tâm tiếng Nhật Kosei xin gửi đến các bạn những mẫu sử dụng để biểu đạt ý “mặt khác”, “thay vì” trong ngữ pháp tiếng Nhật N3. Hi vọng với những mẫu câu này, các bạn không chỉ áp dụng trong các bài thi cấp độ N3 mà còn có thể linh hoạt hơn trong cách diễn đạt câu của mình nhé!!!
Ngữ pháp tiếng Nhật N3 Bài 4: Các cách diễn đạt ý "mặt khác", "thay vì"
1.〜に対して… (không giống như)
Ý nghĩa: Thể hiện sự đối lập giữa hai hành động hoặc sự vật cùng loại.
Cách dùng:
N + に対して
Thể thông thường (Na/Nだ -な/である) + の + に対して
Đứng trước に対して(にたいして) là sự vật, hành động thứ nhất được đưa ra. Phần phía sau là sự vật, hành động có nội dung trái ngược, đối lập với sự vật, hành động trước. Mẫu câu này được sử dụng với những hành động mang tính cụ thể.
Ví dụ:
きょうは大阪では大雨(おおあめ)だったのに対して、東京はいい天気だった
Hôm qua, trái ngược với ở Osaka có mưa to, ở Tokyo thời tiết tốt.
外遊び(そとあそび)が好きな長男(ちょうなん)に対して、次男(じなん)は家の中で遊ぶことが好きだ。
Trái ngược với người anh cả thích chơi ở ngoài, người em thứ thích chơi ở trong nhà.
2.〜反面… (mặt khác, ngược lại)
Ý nghĩa: 反面(はんめん) có âm hán là Phản Diện, tức là “mặt ngược lại” Với nghĩa đó, mẫu câu này thể hiện hai mặt đối lập của một vấn đề.
Cách dùng: Thể thông thường (Naだ -な/である; Nだ -である) +反面
Mẫu câu này được sử dụng thể hiện hai mặt trái ngược nhau. Thông thường, phần phía trước反面(はんめん) là mặt tốt của vấn đề, phần phía sau là mặt khác không tốt ở vấn đề đó.
Ví dụ:
都会(とかい)の生活は面白い(おもしろい)ことが多い反面、ストレスとも多い
Mặt khác của cuộc sống thành thị thú vị là cũng có nhiều áp lực căng thẳng.
一人旅(ひとりたび)は気楽(きらく)な反面、なんでも一人でやらなければならないので、不便(ふべん)だ
Mặc khác của việc đi du lịch một mình rất thoải mái là điều gì cũng phải làm một mình, thật bất tiện.
3.〜一方 (で)… (đồng thời, ở mặt khác)
Ý nghĩa: Thể hiện hai mặt của một vấn đề. Đó là hai mặt có thể xảy ra đồng thời , mang ý trái ngược nhau.
Cách dùng: Thể thông thường (Naだ -な/である; Nだ -である) + 一方 (で)…
Cách sử dụng của 一方(いっぽう) cũng giống như反面, nhưng一方 so với 反面có thêm một ý nghĩa là thể hiện hai mặt xảy ra đồng thời.
Ví dụ:
(1) 子どもが生まれてうれしかった一方で、重い責任(せきにん)も感じだ
Con được sinh ra, tôi rất vui, đồng thời mặt khác cũng cảm thấy được trách nhiệm nặng nề.
(2) 会議では自分の意見を言う一方、ほかの人の話もよく聞いてください
Trong cuộc họp, cùng với việc nói ra ý kiến của mình, mặt khác cũng hãy lắng nghe người khác nói nữa.
4. 〜というより… (thay vì nói là…)
Ý nghĩa: Thay vì nói thế này, thì nói thế kia đúng hơn.
Cách dùng: Câu đưa ra để so sánh + というより
Mẫu câu này dùng để đưa ra cách nhìn nhận thích hợp hơn về một vấn đề.
Ví dụ:
(1) Aさんは歩くのは速い。歩くというより走るという感じだ
A-san đi bộ nhanh. Thay vì nói là đi thì có cảm giác là chạy hơn.
(2) 僕と彼がともだち?いや、ぼくたちはともだちというよりいい競争相手(きょうそうあいて)なんだよ
Tôi và cậu ấy là bạn ư? Không, chúng tôi thay vì nói là bạn thì đúng hơn là đối thủ cạnh tranh.
5. 〜かわりに… (mặt khác, thay vì)
Ý nghĩa: Mẫu câu này vừa có thể sử dụng với hai ý nghĩa: ý nghĩa “đồng thời, mặt khác” giống 一方và ý nghĩa “thay vì” tương tự というより.
Cách dùng: V thể thông thường (Naだ -な) +かわりに
Với từng ý nghĩa tương ứng, mẫu câu này được dùng giống như cách dùng của 一方 và というより. Tuy nhiên với ý nghĩa là “thay vì”, というより có thể dịch là “thay vì nói là”, tức đưa ra nhận định phù hợp hơn, còn かわりに có thể dịch đơn giản là “thay vì”, tức chỉ là đưa ra một hành động, suy nghĩ khác.
Ví dụ:
(1) Aさんに英語を教えてもらっているかわりに、Aさんの仕事を手伝っている
Tôi học tiếng Anh từ A-san, đồng thời mặt khác, tôi giúp đỡ A-san trong công việc.
(2) 今度の正月はいつものようにふるさとに帰るかわりに、両親と海外旅行をしたい。
Tết năm nay thay vì về quê như mọi năm, tôi muốn cùng bố mẹ du lịch nước ngoài.
Nếu bạn quên các mẫu ngữ pháp N3 bài 3 thì cùng Kosei ôn tập lại một lần nữa nhé ! >>>Ngữ pháp tiếng Nhật N3 – Bài 3
Ngữ pháp tiếng Nhật N3 Bài 4: Các cách diễn đạt ý "mặt khác", "thay vì"
Reviewed by Tiếng Nhật Kosei
on
10.1.18
Rating:
No comments: