Sushi - Văn hóa ẩm thực Nhật Bản
Văn hóa Nhật Bản
Trong bài đọc này, cùng Trung Tâm Tiếng Nhật Kosei khám phá Sushi - nét văn hóa ẩm thực Nhật Bản các bạn nhé!
Sushi - Văn hóa ẩm thực Nhật Bản
Nếu nói đến nét đẹp trong văn hóa ẩm thực của Nhật Bản, hẳn chúng ta không thể bỏ qua sushi, một món ăn kết hợp cơm với hải sản sống hoặc chín, sử dụng phương pháp bảo quản cá bắt nguồn từ Trung Hoa cổ. Hãy cùng Genk tìm hiểu những thông tin về món ăn đa dạng về hương vị cũng như những cách khéo léo bày trí khiến người thưởng thức không thể cưỡng lại.
1. Lịch sử và nguồn gốc
Dựa vào lợi thế vị trí địa lí nằm xoải theo bên sườn phía đông lục địa Châu Á, có đường bờ biển kéo dài khoảng 29750km bao gồm nhiểu vũng, vịnh, biển có nhiều ngư trường lớn vì vậy nguồn hải sản tự nhiên ở đất nước Nhật Bản vô cùng lớn. Mặc dù hàng ngày ngư dân có thể đánh bắt được rất nhiều cá nhưng ngày xưa công nghệ chưa phát triển, để bảo quản cá con người chỉ có cách phơi khô hoặc chế biến thành món ăn có khả năng tích trữ trong thời gian dài. Người Nhật đã khéo léo dựa trên cách thức của người Trung Hoa cổ, cá sẽ được ướp muối bọc trong cơm để lên men tự nhiên trong khoảng từ 2 tháng đến 1 năm. Đến thời điểm ướp xong, người ta sẽ chỉ dùng cá muối còn phần cơm sẽ được loại bỏ. Sau này, ngoài việc phát triển các phương pháp lên men và tẩm ướp khác nhau, người Nhật đã trực tiếp sử dụng cá sống, thưởng thức với các gia vị chế biến bổ trợ để tạo nên độ tươi, hương vị nguyên chất, và cảm nhận hết cái ngon của các loại hải sản giàu protein này. Sushi chính là một kiệt tác thành công trong cách chế biến ẩm thực của người Nhật Bản.
2. Sự phát triển của sushi
Tuy nhiên, sự phát triển của sushi không phải nghiễm nhiên trở nên phổ biến và thành biểu tượng văn hóa ẩm thực của đất nước hoa anh đào như bây giờ. Vào khoảng đầu thế kỉ thứ 19, hệ thống các cửa hàng dịch vụ đồ ăn nhanh chiếm lĩnh trong thị trường ngàng công nghiệp ăn uống. Người Nhật luôn sống trong vòng xoáy hối hả của cuộc sống, dường như họ không có bất kì khoảng thời gian dư giả dành cho việc ăn uống, Vì vậy, điều kiện thiết yếu của các món ăn thời đại này phải đặt tiêu chí nhanh, chất lượng lên hàng đầu. Bếp trưởngYohei Hanaya một bậc kì tài sáng tạo đã chế biến sushi với những nắm cơm nhỏ kết hợp với nguyên liệu hải sản sống, hoặc cuốn cơm trộn với rau củ quá, hải sản trong là rong biển, cắt từng khoang đựng vào các hộp nhỏ rất tiện lợi.Từ đó, rất nhiều người đã chọn sushi cho bữa ăn của mình bởi nó đầy đủ chất dinh dưỡng, không béo phì như các đồ ăn nhanh của phương tây.
Tuy nhiên, sự phát triển của sushi không phải nghiễm nhiên trở nên phổ biến và thành biểu tượng văn hóa ẩm thực của đất nước hoa anh đào như bây giờ. Vào khoảng đầu thế kỉ thứ 19, hệ thống các cửa hàng dịch vụ đồ ăn nhanh chiếm lĩnh trong thị trường ngàng công nghiệp ăn uống. Người Nhật luôn sống trong vòng xoáy hối hả của cuộc sống, dường như họ không có bất kì khoảng thời gian dư giả dành cho việc ăn uống, Vì vậy, điều kiện thiết yếu của các món ăn thời đại này phải đặt tiêu chí nhanh, chất lượng lên hàng đầu. Bếp trưởngYohei Hanaya một bậc kì tài sáng tạo đã chế biến sushi với những nắm cơm nhỏ kết hợp với nguyên liệu hải sản sống, hoặc cuốn cơm trộn với rau củ quá, hải sản trong là rong biển, cắt từng khoang đựng vào các hộp nhỏ rất tiện lợi.Từ đó, rất nhiều người đã chọn sushi cho bữa ăn của mình bởi nó đầy đủ chất dinh dưỡng, không béo phì như các đồ ăn nhanh của phương tây.
3. Sự hấp dẫn của sushi
Để làm đươc một đĩa sushi đúng vị và đúng nghĩa không phải là một điều dễ dàng, đòi khỏi rất nhiều khâu chế biến. Nước dùng để nấu cơm phải là nước tinh khiết như vậy chúng ta mới có được những hạt cơm dẻo, thơm mùi gạo, không bị nát, độ mềm vừa phải tạo sự kết dính. Nguyên liệu hải sản phải tươi, nhất là lúc vừa bắt, như vậy độ ngậy và hương vị khi thưởng thức sẽ nguyên chất, không pha tạp. Một điều đặc biệt, người dân Nhật Bản thường chọn các loại hải sản được đánh bắt tại các vùng duyên hải, bởi lẽ cá ở đây vô cùng ngon và đậm chất dinh dưỡng. Khi tiến hành công việc chế biến, để món ăn giữ được độ tinh khiết và vị ngon, các đầu bếp thường sử dụng các dụng cụ làm bằng gỗ bởi chất chua trong gạo khi trộn cơm với dấm sẽ phản ứng nếu như dùng bằng chất liệu bằng kim loại. Ngoài ra, họ còn sáng tạo trong cách trang trí tỉa hoa quả, nắm cơm theo hình thù nghệ thuật, kết hợp màu làm từ nguyên liệu tự nhiên để món ăn thêm màu sắc và đa dạng hương vị.
4. Các loại sushi
Trong thực đơn sushi của người Nhật bản, có 6 loại cơ bản gồm Nigirizushi, Chirashizushi, Makimono, Gunkan, Oshizushi, và Temaki.
Nigirizushi: là loại cơm nắm trộn dấm, bên trên đặt một miếng hải sản có thể là cá hồi, cá ngừ hoặc các loại hải sản khác và xen kẽ bên trong là một chút wasabi. Thực khách có thể dùng thêm gia vị như xì dầu, gừng tím muối chua ngọt.
Trong thực đơn sushi của người Nhật bản, có 6 loại cơ bản gồm Nigirizushi, Chirashizushi, Makimono, Gunkan, Oshizushi, và Temaki.
Nigirizushi: là loại cơm nắm trộn dấm, bên trên đặt một miếng hải sản có thể là cá hồi, cá ngừ hoặc các loại hải sản khác và xen kẽ bên trong là một chút wasabi. Thực khách có thể dùng thêm gia vị như xì dầu, gừng tím muối chua ngọt.
Chirashizushi: thì được chế biến đặc biệt theo phong cách kiểu Tokyo và Osaka. Đó là một tô cơm đầy ắp các loại thịt cá, rong biển và trứng( kiểu Tokyo sẽ dùng trừng thái miếng còn Osaka là trứng được thái chỉ rồi rắc lên cùng rong biển).
Makimono: thì gần giống như với cách làm của gimbap hàn quốc. Hải sản và các nguyên liệu củ quả sẽ được gói trong lớp rong biển rồi cắt thành từng khoanh nhỏ.
Gunkan: khác với Makimono ở chỗ thức ăn sẽ không được trộn cùng cơm cuốn trong rong biển, thay vào đó là xếp lên bề mặt ngoài. Nguyên liệu phổ biến thường sử dụng các loại trứng như trứng cá hồi, trứng cá tuyết hoặc trứng cua.
Oshizushi: là một đặc sản sushi của vùng Kansai. Người đầu bếp sẽ nén chặt hải sản đã ướp gia vị cùng cơm trộn dấm trong một khuôn gỗ, thường là 2 lớp cơm 1 lớp nhân sau đó cắt thành từng khoanh nhỏ.
Temaki: gồm một lớp rong biển sẽ được nướng sơ qua, rải đều cơm trộn dấm và các loại hải sản, rau củ quả vào giữa rồi nặn theo hình nón.
5. Cách thưởng thức
Mặc dù có thể nhiều người đã biết các nguyên liệu ăn kèm cùng sushi là wasabi, gừng ngâm chua và nước tương nhưng ăn như thế nào để có thể thưởng thức được vị ngon tuyệt mĩ của sushi không phải là việc đơn giản. Đối với nước tương, các bạn chú ý chỉ chấm phần bề mặt của các nguyên liệu hải sản để khi đặt miếng sushi trong miệng chúng ta sẽ nhận thấy được một chút chua, một chút mặn, và hương vị tuyệt vời của hải sản. Đừng quá lạm dụng wasabi nếu như bạn không muốn mất vị giác và mùi vị của sushi khi bị lấn át bởi vị quá cay nồng.
Mặc dù có thể nhiều người đã biết các nguyên liệu ăn kèm cùng sushi là wasabi, gừng ngâm chua và nước tương nhưng ăn như thế nào để có thể thưởng thức được vị ngon tuyệt mĩ của sushi không phải là việc đơn giản. Đối với nước tương, các bạn chú ý chỉ chấm phần bề mặt của các nguyên liệu hải sản để khi đặt miếng sushi trong miệng chúng ta sẽ nhận thấy được một chút chua, một chút mặn, và hương vị tuyệt vời của hải sản. Đừng quá lạm dụng wasabi nếu như bạn không muốn mất vị giác và mùi vị của sushi khi bị lấn át bởi vị quá cay nồng.
>>>Các loại bánh mochi ở Nhật Bản Cùng Kosei tìm hiểu thêm về văn hóa ấm thực Nhật Bản nhé!
Sushi - Văn hóa ẩm thực Nhật Bản
Reviewed by Tiếng Nhật Kosei
on
20.2.18
Rating:
No comments: