SỰ ĐA DẠNG TRONG VĂN HÓA NHẬT BẢN
Nền văn hóa Nhật Bản là sự giao thoa tinh tế giữa truyền thống và hiện đại, là sự du nhập, cải biến các nền văn hóa thế giới, biến nó trở nên đặc sắc hơn. Chính vì thế mà văn hóa Nhật Bản luôn nổi trội giữa một “rừng” sắc tộc, đầy màu sắc. Ở Nhật Bản hội tụ đầy đủ những yếu tố về con người, dất nước, ẩm thực, lễ hội,... tạo nên một chỉnh thể thống nhất ,hấp dẫn và lôi cuốn bạn bè quốc tế. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để xem văn hoá Nhật Bản nổi tiếng như thế nào nhé!
Văn hóa Nhật Bản: Sự giao thoa hài hòa giữa nhiều yếu tố khác nhau
Văn hóa Nhật Bản mang vẻ đẹp từ truyền thống đến hiện đại, từ quá khứ đến hiện tại và nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc này dù đi đến bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cũng không thể nhầm lẫn được. Nhiều người cho rằng, Nhật Bản là cường quốc, chưa từng bị xâm lược, chiếm giữ (từ năm 1945) nên nền văn hóa đồng nhất, đơn thuần và không bị ảnh hưởng bởi phong tục tập quán của đất nước khác.
Mặc dù là một quốc gia phát triển, văn minh hàng đầu thế giới, nhưng họ vẫn luôn giữ vững nét đẹp văn hóa truyền thống, họ sẵn sàng tiếp thu những tinh hoa nhân loại nhưng chưa bao giờ để mai một nét đẹp của những con người cần cù, chăm chỉ, thông minh, sáng tạo và kỷ luật.
Sự giao thoa văn hóa cũng ảnh hưởng từ các tầng lớp trong xã hội, từ quý tộc cho đến tầng lớp nhân dân lao động. Tuy nhiên, tầng lớp võ sĩ là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến phong cách và lối sống của người Nhật. Do ảnh hưởng của “thiền”, tinh thần thượng võ đã ăn sâu vào tâm thức của người Nhật. Vì thế, trước chiến tranh thế giới thứ 2, nước Nhật tiến bộ hơn các nước trong khu vực Châu Á, và sau khi chiến tranh đi qua, để lại một đất nước hoang tàn thì ngay sau đó phục hồi nhanh chóng, trở thành một trong những nước hùng mạnh trên thế giới.
Không chỉ có sự giao thoa văn hóa giữa tầng lớp nhân dân trong xã hội, mà văn hóa Nhật Bản còn là sự kết hợp tinh tế của Phật giáo và Thần đạo. Người Nhật rất sùng đạo, đối với họ, đó là “nguồn dinh dưỡng cho tâm hồn”, không gì có thể thay thế được. Bất kỳ tôn giáo, tín ngưỡng nào để hướng con người đến cái thiện, bài trừ cái ác. Thần đạo giúp con người rèn luyện ý chí, sức mạnh để vượt qua khó khăn, trong khi đó Phật giáo rèn luyện đạo đức, loại bỏ và hạn chế dục vọng nhằm giữ gìn sự kiên trì, bền bì cho mục đích của mình. Có thể nói, Phật giáo và Thần giáo là 2 trường phái đang bổ sung cho nhau, tạo nên người Nhật với sự tĩnh tâm những luôn chủ động trong mọi tình huống.
Dù là truyền thống hay hiện đại, quá khứ hay tương lai thì văn hóa Nhật Bản vẫn luôn bất biến giữa muôn vàn chuyển biến của xã hội loài ngoài. Trong đó hội tụ những gam màu rực rỡ, nổi bật trong kho tàng văn hóa nhân loại. Họ luôn biết tạo ra những gì đặc sắc nhất, tinh tế nhất và chọn ra những tinh hoa để giúp nét đẹp văn hóa được truyền bá rộng rãi, không ngừng phát triển nhưng đặc biệt luôn giữ được đặc trưng riêng chỉ có ở Nhật Bản. Có thể nói, sự giao thoa văn hóa đã giúp nên văn hóa Nhật Bản đa dạng và đặc sắc hơn.
Trên đây là sự đa dạng trong văn hoá Nhật Bản mà Kosei biên soạn. Hi vọng, bài viết đã mang lại cho các bạn đọc nhiều thông tin bổ ích!
Cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei tiếp tục tìm hiểu các đặc trưng văn hóa của Nhật tại đây:
>>> 6 quy tắc vàng ứng xử nơi công cộng ở Nhật Bản, bạn biết chưa?
>>> Lịch sử thành cổ Shuri lâu đời vừa bị thiêu rụi tại Nhật Bản
>>> Trong tháng 11, Nhật Bản không thể không nhắc đến ngày này
No comments: