Đọc hiểu nên đọc bài nào trước, bài nào sau?
Riêng về cách chia thời gian và trình tự khi làm phần đọc hiểu trong đề thi JLPT N2, N3 mình nhận được quá trời các câu hỏi và thắc mắc luôn! Vậy Kosei sẽ phân tích và chia sẻ cùng các bạn nhé!
Đọc hiểu nên đọc bài nào trước, bài nào sau?
Bố cục thời gian làm bài
Thứ nhất, như trong bài nói về bố cục thời gian làm bài, Kosei đã chia sẻ rõ không nên chia nhỏ thời gian quá, sẽ bị mất tập trung vào việc nhìn đồng hồ. Cứ gom thành các nhóm bài để chia thời gian và chủ động căn giờ cho từng bài. Mà tầm giai đoạn sắp thi khoảng 1 tháng, các bạn cứ làm đc khoảng chục đề là thành thạo ngay việc chia thời gian ý mà!
Trình tự làm đọc hiểu
Thứ hai, về trình tự làm đọc hiểu, mình không dám khuyên các bạn nên làm bài nào trước nhưng sẽ có 1 vài phân tích cụ thể để các bạn chọn lựa cách làm hợp lý với bản thân và đạt hiệu quả cao nhất.
- Làm theo đúng trình tự: ngắn- trung- dài- tìm kiếm thông tin: khi bạn thực sự vững tâm, chắc kiến thức, không bị dao động tâm lý bởi các bạn xung quanh khi người ta lật hết phần này, phần kia làm xoành xoạch! Kinh nghiệm của mình là mấy bạn mà giở nhanh xoành xoạch như vậy là kiến thức không chắc đâu nha! Toàn khoanh bừa cả đấy! Đọc hiểu N2, N3 hiếm khi thừa thời gian lắm nên giả sử có nhìn thấy mấy bạn làm xong rất nhanh, khoanh đâu ra đấy cũng đừng hoang mang hay hỏi đáp án họ nhé, không ăn thua đâu!
- Làm bài ngắn trước: thường thì sẽ có bạn thấy làm bài ngắn trước cho nhẹ nhàng. Nhất là bạn nào mắc chứng “rối loạn thần kinh phân liệt” khi nhìn thấy cả một trang giấy thi chi chít chữ thì nên làm bài ngắn trước! Đang hoang mang, xong lại làm bài trung hay dài mà lỡ đọc vào lại toàn từ không biết, ý tứ thì khó hiểu là dễ bị tâm lý lắm đó ạ!
- Làm bài trung hoặc dài trước: Nếu bài đọc ngắn thì tương ứng mỗi bài là về một nội dung riêng biệt và chỉ có một câu hỏi kèm theo thì bài đọc trung/dài sẽ có 3-4 câu hỏi. Các câu hỏi nội dung có thể khác nhau nhưng ít nhất là cùng hỏi chung về một chủ đề được viết trong bài. Khi các bạn làm câu 1 cũng có thể là gợi ý để loại bỏ được các phương án sai ở các sau! Nói chung là các câu có liên quan đến nhau và mỗi một câu hỏi hầu như cũng chỉ tương ứng với các đoạn ngắn trong cả bài nên các bạn chỉ cần bình tĩnh, đọc kĩ câu hỏi và phương án là có thể chọn được đáp án đúng. Ngay cả khi vào những bài cảm thấy khó hiểu, nhiều từ mới cũng hãy cứ yên tâm làm đúng thời gian quy định rồi mới chuyển sang bài khác nhé!
- Làm bài tìm kiếm thông tin trước: Thông thường, bài tìm kiếm thông tin sẽ có 2 câu hỏi, sau khi phân tích kĩ tình huống, gạch chân từ khóa, các bạn đối chiếu với bảng thông tin là hầu như có thể ra được đáp án. Hầu hết, các bạn chọn sai đáp án là do không phân tích kĩ tình huống được đưa ra nên hãy chú ý đến các từ khóa trong phần tình huống nhé! Cá nhân mình thấy bài này dễ lấy điểm nên thường ưu tiên bài này trước. Các bạn có thể cân nhắc về tính hiệu quả, tự quyết định và lựa chọn nhé ạ!
Nói chung, làm phần nào trước cũng được nhưng nhớ căn thời gian tối đa cho 1 bài, nhóm bài để KHÔNG BỎ QUA BẤT CỨ BÀI ĐỌC NÀO. Các bạn rất hay có tâm lý đang đọc một bài, phân vân phương án nào đó là ngồi ngẫm, nghĩ, cố thêm 1 chút hi vọng ra đáp án đúng mà bỏ quá nhiều thời gian cho bài đó. Nhưng mình dám cá là khi bạn đang phân vân, lại thêm tâm lý lo lắng về thời gian, về các bài còn lại thì khả năng, xác suất đưa ra lựa chọn đúng là khá thấp! Hãy biết BUÔNG BỎ, có nghĩa là hết thời gian tối đa cho bài đó thì mạnh dạn khoanh phương án thôi, để đọc bài tiếp theo. Vì có thể bạn dành quá nhiều thời gian cho bài nào đó nhưng chưa chắc đã có được đáp án chính xác, trong khi bài đọc bạn bỏ qua, không đọc kịp lại là một bài rất dễ ăn điểm. Buông được – đôi khi cũng là một loại năng lực cần phải luyện tập đó!
Không nhất thiết phải đi theo một trình tự nào cố định, hãy luôn tin vào bản thân ( ít nhất là tin mình hơn tin đứa ngồi cạnh) 😊 Trung tâm tiếng Nhật Kosei chúc các bạn thi tốt và giành được kết quả cao!
No comments: