Khu rừng tự tử Aokigahara - nơi hoàn hảo để tự sát
Tìm hiểu khu rừng tự tử Aokigahara cùng trung tâm tiếng Nhật Kosei nhé. Được nhắc đến trong cuốn sách “Những hướng dẫn đầy đủ để tự vẫn” của nhà văn Wataru Tsurumui, Aokigahara được mệnh danh là khu rừng hoàn hảo để tự sát.
Khu rừng "tự sát" - Aokigahara
Chúng ta luôn biết đến Nhật Bản với những cảnh đẹp thơ mộng, những lễ hội đặc sắc,…nhưng bên cạnh đó ở đất nước xứ Phù Tang này vẫn có những nơi hết sức kỳ bí.
Người Nhật luôn làm việc hết sức chăm chỉ và cần mẫn, nhưng có thể chính vì áp lực quá lớn từ công việc và học tập để hướng tới sự hoàn hảo mà tỷ lệ người tự tử ở Nhật đang tăng lên mỗi năm. Và ở trong cuốn sách “Những hướng dẫn đầy đủ để tự vẫn” của nhà văn Wataru Tsurumui, một trong nơi bí ẩn được biết đến là nơi hoàn hảo để chết đã được nhắc đến – đó là khu rừng Aokigahara.
Khu rừng Aokigahara nằm ở phía Tây Bắc của núi Phú Sĩ – nó có một lịch sử ghê rợn và đáng sợ đến mức người ta gọi nó là khu rừng tự sát. Theo báo cáo của chính phủ Nhật Bản, Aokigahara là nơi có số lượng người tự tử lớn thứ hai trên thế giới, sau cây “cầu tự tử” Golden Gate, ở San Francisco của Mỹ.
Mỗi năm có khoảng 100 người tự tử thành công ở đây, có nghĩa là cứ 3-4 ngày là có một người tự tử.
Khu rừng rộng khoảng 3500 héc ta, được bao phủ trọn vẹn trong những lùm cây rậm rạp. Với địa hình rất hiểm trở và kỳ lạ ở nơi đây có rất ít loài động vật sinh sống nên nó thường tạo ra cảm giác vắng lặng và trống trải rất kì lạ.
Năm 2016, để tái hiện lại sự đáng sợ của khu rừng này, các nhà làm phim Mỹ đã cho ra mắt bộ phim kinh dị “The Forest”. Bộ phim kể về người em gái vào rừng Aokigahara để tìm lại người chị mất tích của mình và cô đã khám phá ra những bí ẩn rợn người. Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về khu rừng, bạn hãy xem thử bộ phim này để hiểu hơn về khu rừng dưới góc độ điện ảnh.
Càng đáng sợ hơn là khi bạn rơi vào tình trạng nguy hiểm trong khu rừng, bạn không thể sử dụng được các thiết bị điện tử để cầu cứu. Bởi lẽ ở dưới lòng đất của khu rừng này có rất nhiều quặng sắt, làm thay đổi từ trường vì vậy nên các thiết bị di động thường bị nhiễu sóng và mất sóng. Vì vậy, những người du lịch và tình nguyện viên vào đây thường phải sử dụng băng dính và dây màu để đánh dấu lại đường đi.
Do tỷ lệ tự tử ở đây quá cao nên trong những năm gần đây, chính quyền địa phương đã không công bố về số liệu những người tự tự tại rừng Aokigahara. Nhưng những con số không chính thức vẫn được lan truyền trên các trang mạng. Người địa phương thường xuyên nhìn thấy cảnh người nhà vào trong rừng để tìm người thân của mình.
Để cố gắng giảm con số tự tử này, chính quyền Nhật Bản đã thực thi rất nhiều biện pháp khác nhau. Họ cho lắp đặt các máy quay an ninh tại lối vào của khu rừng, tăng nhân viên an ninh và tình nguyện viên và xem rất kĩ lưỡng những người mang theo vật dụng như lều vào rừng vì rất có thể họ sẽ dùng nó làm dụng cụ để tự tử.
Không những thế, ở xuyên suốt khu rừng được dựng lên các biển với những lời nhắn như: “Hãy suy nghĩ cho gia đình và con cái của bạn” hay “Mạng sống của bạn là món quà mà bố mẹ bạn trao tặng” nhằm giúp những người có ý nghĩ tự tử khi đến đây sẽ suy nghĩ lại về quyết định của mình.
Nhờ các biện pháp tư vấn và giáo dục, các nhà chính trị Nhật Bản đang làm mọi cách để giảm tỷ lệ tự tử ở đây. Nhưng các chuyên gia kinh tế cho rằng, chỉ khi nào điều kiện kinh tế được cải thiện, tỷ lệ thất nghiệp giảm và mọi người có công việc ổn định thì nạn tự sát mới có thể giảm được. Và cho đến khi ấy, khu rừng Aokigahara vẫn sẽ là một địa điểm lý tưởng để người ta tìm đến cái chết.
No comments: